Lưới thủy tinh là loại lưới được cấu tạo bởi các sợi thủy tinh có công dụng gia cố và tăng cường sức chịu lực cho tường với khả năng chịu lực cao, kháng ô-xi hóa (kiềm) và chống nứt tốt, lưới thủy tinh là sự lựa chọn đúng đắn trong việc ngăn chặn các vết nứt xuất hiện sau thi công chống thấm cho sàn, tường.
Khái niệm lưới thủy tinh :
- Lưới thủy tinh là loại lưới đặc biệt được cấu tạo từ các sợi thủy tinh.
- Lưới thủy tinh dùng để tăng cường sức chịu lực, dạng lưới không gợn sóng dùng kết hợp với chất chống thấm dạng lỏng.
- Chống thấm cho các vị trí có độ dao động thường xuyên.
- Thiết kế các ô mắt cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua.
Mô tả :
- Thành phần : sợi thủy tinh
- Màu : trắng
- Kích thước mắt lưới : 3x3mm
- Kích thước cuộn : rộng 1mx dài 50m
- Trọng lượng : 45g/m2
- Độ dày (mm) : 0.32 ±0.05
- Bảo quản : nơi khô ráo, thoáng mát.
Ứng dụng của lưới thủy tinh chống nứt:
- Lưới thủy tinh dùng để chống nứt cho tường, trần nhà, sàn mái, nhà vệ sinh,…
- Sử dụng cho các khu vực chịu sự dao động và co ngót.
- Kết hợp với chất chống thấm dạng lỏng như : Shell Flikote PF4, Flinkote No.3, Kova CT-11A, Sika Top Seal 107, Sika Top Seal 105, Sika Top Seal 105, Sikaproof Membrane, Sika 1F, Propan UFM-930 1K WB,…
- Gia cố thêm lớp chống thấm mỏng ở các vị trí xung yếu : góc chân tường, góc tường, tường khi xuất hiện lún, nứt và dao động nhẹ.
Những ưu điểm của lưới thủy tinh chống nứt:
- Lưới thủy tinh được đan khổ 3x3mm giúp tỷ lệ liên kết cao và chắc chắn trong cấu trúc liên kết.
- Kích thước lưới luôn bằng phẳng và không biến dạng giúp định vị tốt.
- Sử dụng cho vị trí chịu sự dao động, lún, nứt,…
- Sử dụng kết hợp với hầu hết các sản phẩm chống thấm dạng lỏng.
- Chịu lực tốt, dẻo dai.
- Dễ sử dụng
- Giá thành thấp.
- Ngoài chống nứt, lưới thủy tinh còn giúp ngăn ngừa nấm mốc, chống cháy, bảo ôn, cách âm và cách nhiệt tốt.
Quy trình thi công lưới thủy tinh chống nứt :
Bước 1 : lựa chọn kích thước lưới
Việc lựa chọn kích thước lưới phụ thuộc vào từng hạng mục công trình yêu cầu, độ dày của lớp vữa,…để chọn lưới mắt thưa hoặc dày.
Lưới có định lượng lớn thường sử dụng cho lớp vữa dày, lưới định lượng nhỏ thường sử dụng cho lớp vữa mỏng.
Bước 2 : thi công lưới thủy tinh chống nứt
- Chuẩn bị bề mặt thi công :
- Vệ sinh sạch bề mặt thi công.
- Đảm bảo rằng bề mặt thi công phải bằng phẳng.
- Đục vát san bằng vị trí lồi, nhấp nhô.
- Trám trét vị trí lõm, rỗ nứt bằng vữa chuyên dụng.
- Thi công một lớp hồ vữa mỏng :
- Sau khi vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ, cần trộn một lớp hồ vữa và phủ mỏng lên bề mặt với độ dày 3mm.
- Mục đích : che lấp bề mặt thô, kết nối bề mặt cũ với lớp chống thấm.
- Thi công lót lưới thủy tinh :
- Đặt lưới thủy tinh vào giữa 2 lớp vữa tạo thành từng lớp :
- Lớp đầu tiên : lớp vữa mỏng
- Lớp giữa : lưới thủy tinh
- Lớp trên cùng (hoàn thiện) : lớp vữa hoàn thiện.
- Khi lớp vữa đầu tiên đang còn ướt, tiến hành trải lưới thủy tinh lên bề mặt vữa này sao cho bề mặt lưới phải phẳng với bề mặt vữa.
- Tấm lưới tiếp theo trải chồng lên tấm lưới đầu tiên ít nhất 10cm.
- Thi công lớp vữa hoàn thiện :
- Lưới thủy tinh đã bám lên bề mặt lớp vữa mỏng đầu tiên thì tiến hành thi công lớp vữa hoàn thiện.
- Dùng bàn trải và bàn bả lớp vữa hoàn thiện cho thật phẳng.
- Sau khi thi công 2 lớp vữa và lớp lưới thì chờ khô mới được thi công các hạng mục khác, không tác động lên bề mặt vừa thi công để tránh gây nứt, sủi bọt khí khi bề mặt vữa đang còn ướt.
- Lưu ý quan trọng :
Thứ tự các lớp ưu tiên cho bề mặt ngoài của tường :
- Tường gạch
- Lớp vữa mỏng
- Lưới thủy tinh
- Lớp vữa hoàn thiện
- Sơn trang trí.
Thứ tự các lớp ưu tiên cho bề mặt trong của tường :
- Lớp vữa mỏng
- Lưới thủy tinh
- Lớp vữa hoàn thiện
- Sơn trang trí.